Đặc điểm chính Khung đọc mở

  • Trong sinh học phân tử, một chuỗi pôlinuclêôtit có thể được đọc theo nhiều cách khác nhau trên chiều dọc của chuỗi đó, mỗi cách đọc này gọi là một kiểu khung đọc (xem chi tiết ở trang Khung đọc mã). Nếu kiểu đọc nào có thể tạo ra sản phẩm là chuỗi pôlipeptit, thì kiểu đọc do khung đọc đó quy định được gọi là khung đọc mở.
  • Một khung đọc mở có phạm vi tham chiếu của phức hợp dịch mã trên chuỗi pôlinuclêôtit của phân tử ARN thông tin (mARN) có đặc điểm tương tự như các kiểu khung đọc khác: bắt đầu từ một "điểm" nhất định, đọc sao cho thành một chuỗi tập hợp những bộ ba (côđôn) liên tục, không chồng gối nhau. Tuy nhiên khung đọc mở đòi hỏi một chuỗi pôliribônuclêôtit có côđon đầu tiên là mã mở đầu (AUG), qua một vùng tiếp theo là vùng mã hoá (thường có số nuclêôti là bội của 3), đến mã kết thúc (UAA, UAG hoặc UGA) trong cùng một lần đọc.[3][4]
  • Tóm lại, có thể nói khung đọc mở là khung đọc mã trên phân tử mARN trực tiếp làm khuôn dịch mã, tính từ bộ ba mở đầu cho đến bộ ba kết thúc. Trong hình đầu trang minh hoạ 3 khung đọc mở có thể có.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khung đọc mở http://horfdb.dfci.harvard.edu/ http://web.mit.edu/star/orf/ http://bioweb.uwlax.edu/GenWeb/Molecular/Seq_Anal/... http://bioinformatics.ysu.edu/tools/OrfPredictor.h... http://ghr.nlm.nih.gov/glossary=openreadingframe http://bioinformatics.org/sms/orf_find.html https://www.nature.com/subjects/open-reading-frame... https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/... https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/projects/gorf/